Phân tích Cold Brew Là Gì – Học Cách Pha Cà Phê Cold Brew Mới Lạ là conpect trong bài viết bây giờ của Kí tự đặc biệt Kiemvumobile.com. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.
Ngày nay, ngoài hình thức pha phin truyền thống, sử dụng máy pha café thì những cách pha cà phê nghệ thuật như Syphon, Drip coffee hay Cold brew coffee được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Trong các bài viết trước, Kiemvumobile.com đã cùng bạn tìm hiểu Syphon là gì? Drip coffee là gì? – hôm nay sẽ đến lượt Cold Brew Coffee là gì nhé!
Vì được gắn với từ “Cold Brew” nên nhiều bạn thường hiểu nhầm đây là loại cà phê đá. Vậy thực chất Cold Brew Coffee là gì?
Theo bạn, Cold Brew Coffee là gì?
Cold Brew Coffee là gì?
Cold Brew Coffee là cách pha cà phê bằng nước lạnh hoặc nước ở nhiệt độ phòng “hãm” bột cà phê trong khoảng thời gian dài (12 – 24 tiếng) – để cho ra cà phê thành phẩm ít vị chua và đắng hơn cách pha nóng truyền thống.
Bạn đang xem: Cold brew là gì
Sự khác biệt giữa cà phê pha bằng nước nóng và Cold Brew Coffee
Về nguyên lý chung, khi pha bột cà phê với nước sẽ sinh ra các phản ứng hóa học, chất hòa tan có trong cà phê được chiết xuất ra khỏi phần bã, khiến phần nước pha hòa quyện và thấm đẫm hương vị café. Nhưng giữa cà phê pha bằng nước nóng và nước lạnh sẽ có nhiều điểm khác biệt:
Tiêu chí |
Cà phê pha bằng nước nóng |
Cold Brew Coffee |
Nhiệt độ nước pha cà phê |
Trong khoảng 90 – 96 độ C
(Đây là nhiệt độ tối ưu để các chất hòa tan trong cà phê hòa tan tốt nhất) |
Dùng nước lạnh hoặc nước ở nhiệt độ phòng |
Lượng cà phê sử dụng |
Lượng vừa đủ | Cần dùng nhiều cà phê hơn so với phương pháp pha nóng để giúp tăng nồng độ các chất hòa tan – tạo nên hương vị cà phê trong nước cốt cuối cùng. |
Thời gian pha |
Nước nóng giúp “kéo” các chất hòa tan có trong bột cà phê ra khỏi phần bã nhanh hơn nên chỉ cần vài phút đã có thể pha ra một tách cà phê. | Vì sử dụng nước dưới nhiệt độ tối ưu nên cách pha cold brew cần nhiều thời gian (12 – 24 tiếng/ tùy thuộc vào lượng cà phê) để chiết xuất được các chất dầu tự nhiên, chất hòa tan có trong thành phần cà phê. |
Hương vị cà phê |
Cà phê pha nước nóng có vị đậm và phong phú hơn, hương cà phê bốc hơi vào không khí – người uống dễ dàng nhận ra hương cà phê. | Vị và mùi cà phê nhẹ nhàng hơn.
Xem thêm: |
Ảnh hưởng do quá trình oxi hóa |
Khi pha chế bằng nước ở nhiệt độ sôi, các hợp chất có trong cà phê bị suy giảm – oxi hóa nhanh khiến hậu vị cà phê bị chua và đắng hơn. | Quá trình oxi hóa diễn ra chậm hơn nhiều nên cà phê Cold brew có vị chua và đắng rất nhẹ. |
Thời gian bảo quản |
Vị cà phê thường bị “cũ” đi chỉ sau 1 ngày. | Vị cà phê vẫn “tươi” nguyên vẹn như mới pha dù bảo quản trong tủ lạnh 2 – 4 tuần. |
Cold Brew Coffee thường có vị và mùi nhẹ nhàng hơn
Hướng dẫn cách pha Cold Brew Coffee
Cà phê được pha theo kiểu Cold Brew áp dụng phương pháp ngâm bột cà phê xay trong nước lạnh với thời gian ít nhất 12 tiếng để chiết xuất được hết tinh chất. Vì cần “hãm” cà phê khá lâu nên trong ca làm việc hôm nay, Barista có thể ngâm sẵn cà phê để trong tủ lạnh – ngày mai sẵn sàng pha phục vụ khách.
Xem thêm: Sửa Lỗi Cách Chữ Trong Word, Sửa Lỗi Nhảy Cách Chữ Trong Word
– Chuẩn bị nguyên liệu:
250gr cà phê1 lít nướcDụng cụ: máy xay cà phê, bình thủy tinh, rây lọc, giấy lọc, muống khuấy
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Cho 250gr cà phê vào máy xay ở mức thô (mức 5 – 6) cho ra bột cà phê không quá mịn.Bước 2: Chia bột cà phê thành 2 phần đều nhau, dùng 1 phần cho vào bình thủy tinh cùng với 500ml nước, khuấy đều và để “nghỉ” trong 5 phút.Bước 3: Sau đó, cho tiếp phần cà phê và 500ml nước còn lại vào bình, khuấy đều lần nữa.Bước 4: Đậy kín bình cà phê và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 12 – 24 tiếng, tùy thuộc vào lượng cà phê mà thời gian hãm có thể dài ngắn khác nhau.Bước 5: Đủ thời gian cần thiết, bạn lấy bình cà phê ra khỏi tủ lạnh, sử dụng rây lọc – rót từ từ cà phê thu được sang một bình khác. Sau khi cà phê đã chảy hết thì bỏ phần bã đi, không nên dùng tay nén cho ra hết nước vì bã cà phê sẽ lọt rây hòa lại vào hỗn hợp chiết xuất được.Bước 6: Dùng giấy lọc thực phẩm đã nhúng nước, đặt vào rây lọc – lọc lại cà phê một lần nữa là thu được cà phê pha chế theo kiểu Cold Brew.
Cold Brew Coffee có thể pha uống cùng với đường hoặc sữa tươi, không nên pha với sữa đặc để tránh các phản ứng không tốt cho hệ tiêu hóa
Hiểu biết về các loại cà phê, thành thạo nhiều cách pha chế khác nhau là nghiệp vụ của những Barista chuyên nghiệp. Nếu bạn đang tìm việc pha chế cà phêmà chưa biết Cold Brew Coffee là gì – nhớ đọc kỹ bài viết của Kiemvumobile.com và thực hành theo nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp