Sự thật về Kafkaesque Là Gì – Nghĩa Của Từ Kafkaesque

Tổng hợp Kafkaesque Là Gì – Nghĩa Của Từ Kafkaesque là ý tưởng trong content hiện tại của Kí tự đặc biệt Kiemvumobile.com. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.

Phần thứ hai trong xê ri hai phần về nhà văn đã làm thay đổi quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa duy lý hiện đại. Đọc phần trước ở đây.

Bạn đang xem: Kafkaesque là gì

Trong phần I của tiểu luận này, tôi đã lập luận rằng đa số các tác phẩm của Kafka rơi vào hai địa hạt chính. Trong trường hợp đầu tiên, việc quá tin vào lý tính thường dẫn đến những tổn thất nặng nề khi lâm vào những hoàn cảnh trong đời sống mà lý tính không thể kiểm soát được. Trong trường hợp thứ hai, các nhân vật trong truyện đã lạm dụng và phá bỏ đi những dạng hành xử trên tinh thần triết học Khai sáng dù vẫn sống theo những nguyên tắc đó. Không có tác phẩm nào minh chứng rõ ràng cho trường hợp thứ hai hơn là truyện ngắn nổi tiếng “Das Urteil” ( “Lời tuyên án”) của Kafka, một câu chuyện kể về cái cách mà con người ta dùng lòng tốt theo kiểu văn minh và những cử chỉ trách nhiệm đầy mình để phục vụ cho sự xấu xa hiểm ác vẫn luôn đeo đẳng nhân tính.

Thế giới trong truyện “Lời tuyên án” gồm có ba nhân vật – Georg, cha anh, và một người bạn sinh sống ở Nga – nhưng người đọc chỉ quan sát mọi chuyện từ góc độ suy nghĩ của Georg. Câu chuyện được kể dưới hình thức những biện luận lý tính ám ảnh quen thuộc của Kafka, và trong đó, Gliên tục tập dợt những lời biện minh cho hành động của mình. Anh mở đầu câu chuyện bằng một màn độc thoại dài lê thê về người bạn của mình. Ghết sức lo lắng cho bạn: người bạn tội nghiệp ấy có vẻ là một trường hợp thất bại thảm hại trong cả công việc kinh doanh lẫn trong đời sống tình cảm. Thoạt tiên ta hoàn toàn có thể thấy những suy nghĩ này là những băn khoăn trăn trở của một người mong muốn tìm cách giúp đỡ bạn mình, nhưng chẳng mấy chốc ta phát hiện ra những biểu hiện vô cùng đáng quan ngại cho thấy một điều gì đó hoàn toàn khác đang xảy ra.

Gdường như không chỉ suy nghĩ và buồn bã thay cho số phận bạn mình ở Nga – anh vui sướng đắm mình trong đó. Anh suy nghĩ nên viết thư cho bạn thế nào:

Anh có thể viết gì cho một con người rõ ràng là đang thất bại trong cuộc sống ấy, người mà anh chỉ có thể bày tỏ lòng thương cảm mà không giúp được gì? Chẳng lẽ anh khuyên anh ta quay về nhà, về đây để nối lại các quan hệ tình bạn cũ – điều mà không có gì gây cản trở cả – và mọi thứ hãy giao phó cho sự giúp đỡ của bạn bè? Nhưng điều đó chỉ có nghĩa là ngụ ý nói cho anh ta biết – mà càng nói bóng gió thì càng làm nhục anh ta – rằng mọi nỗ lực của anh ta cho đến nay đã không đem lại kết quả.

Ngay từ đây ta đã thấy Grất lấy làm vui sướng trên sự bất hạnh của bạn mình, và cảm tưởng này chỉ ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Gmường tượng ra cảnh bạn mình trở về nhà và phản ứng của mọi người trước sự trở về của anh: Gnghĩ, người bạn ấy sẽ phải chuẩn bị tinh thần bị mọi người soi mói, và anh sẽ phải chấp nhận sự thật rằng so với tất cả những người bạn thành công và thực tế hơn, mình không là gì ngoài một đứa trẻ non dại. Từ chỗ cam đoan rằng chẳng có gì ngăn cản bạn mình trở về nhà, ngay trong câu kế tiếp, Gđã nói thẳng ra những điều sẽ xảy ra một khi người ấy trở về: bị bạn bè coi thường và thương hại. Thứ ban đầu là một màn kịch thương cảm thật lòng cho một người bạn lầm lạc đã trở thành một cuộc trác táng của những cảm xúc tự mãn và hân hoan hiểm ác. Gđã biến đồng cảm thành vũ khí: anh dùng ngôn ngữ của lòng tốt để thực hiện mưu đồ huỷ diệt.

Tại sao anh lại làm như thế? Tương tự như việc một phần thông điệp của truyện “Cái hang” nằm ở sự tương phản ngầm của nó với câu chuyện dân gian “Ba chú lợn con”, “Lời tuyên án” cũng có liên quan mật thiết với một câu chuyện khác mang sự tương phản nhiều ý nghĩa: dụ ngôn đứa con hoang đàng. Việc Gcứ nhai đi nhai lại về màn tiếp đón mà người bạn sẽ nhận được nếu trở về nhà làm ta không khỏi nghĩ đến lòng căm hận tức tối của người con trai ở nhà đối với sự tiếp đón nồng hậu dành cho người con trai đã dám rời bỏ tổ ấm an toàn. Glà người con trai thiếu dũng khí tự mình bứt phá, và rõ ràng anh sợ những đánh giá bất lợi cho bản thân khi hai người bị đem ra so sánh. Và lẽ vì vậy anh không ngừng tự huyễn rằng mọi chuyện đã trở nên tồi tệ ra sao với bạn mình, và sự trở về của người ấy sẽ bẽ bàng đến mức nào.

Gtiếp tục đóng vai đạo đức giả khi kể với vị hôn thê của mình rằng anh phải cố tình giấu tin họ đính ước và hạnh phúc bên nhau nhằm tránh làm tổn thương cảm xúc của người bạn. Tuy nhiên, sự khó chịu của cô gái trước quyết định này lại dễ dàng thuyết phục anh kể tất tần tật ra. Giờ đây Gcó thể làm mọi thứ mình muốn dưới cái lốt quan tâm đến người yêu, và anh liền viết một lá thư gửi đến bạn để xát càng nhiều muối vào những vết thương tưởng tượng của bạn càng tốt. Trong thư, anh không quên đề cập đến việc cô vợ sắp cưới của mình xuất thân từ một gia đình hết sức giàu có và rằng người bạn có thể trở thành bạn tốt với cô nàng, “điều này hoàn toàn không phải là không quan trọng đối với một chàng trai chưa vợ.” Ở đây anh ngầm nói rằng bạn mình chắc chắn là một kẻ không thể hoà nhập được với xã hội và vì thế không thể tự mình có những mối quan hệ có ý nghĩa. Lá thư của Gngập tràn giọng điệu thù hằn, hạ cố, và ganh đua dưới vỏ bọc lòng tốt. Mặt tối trong bản chất con người không bị khuất phục – nó chỉ đơn thuần được trao cho thêm nhiều cách mới hơn để bộc lộ ra bên ngoài. Nếu anh muốn hạ gục đối thủ, giờ đây anh phải hành xử thật cao thượng. Và nếu có chứng cứ ngoại phạm thì càng tốt: khi Gmuốn mở lời kể về việc anh đã đính hôn với một tiểu thư nhà giàu, anh chỉ cần nhắc đến việc hôn ước của một người khác liên tục cho đến khi người bạn cắn câu đề tài hôn ước, rồi bước tiếp theo trở nên vô cùng đơn giản. Nhưng tất cả những chuyện này chỉ khẳng định một thực tế ngầm rằng những lựa chọn sống táo bạo và mạo hiểm hơn của người bạn đã khiến Gcảm thấy yếu kém và ghen ăn tức ở, và vì thế Gmuốn tiêu diệt người bạn này.

Nhưng giờ một nhân vật khác lại xuất hiện trong truyện: cha của Georg. Gđến gặp cha mình và bắt đầu dợt đi dợt lại lần nữa những giả thuyết đậm mùi ám ảnh của mình về người bạn. Cha anh đáp lại chỉ bằng một lời vặn đơn giản: “Có phải quả thật con có bạn ở Petersburg không?” Sự đơn giản của câu hỏi này làm mọi thứ thật mập mờ: cha anh hoặc là đang đặt nghi vấn về sự tồn tại của người bạn này, hoặc đang hỏi xem liệu người này có thật sự là bạn của Ghay không. Nhưng Gđã kịp nắm bắt được một hàm ý còn quan trọng hơn: cha anh đang đặt một dấu hỏi to lớn đối với toàn bộ những gì anh đã dựng lên về tình trạng của người bạn. Cha anh đã biến thành một mối đe doạ đối với thế giới nội tâm công phu mà Gđã dày công dàn dựng để chống chọi lại với cảm giác yếu kém của bản thân.

Hệ quả là một cuộc đấu khẩu xảy ra giữa hai người họ. Phía Gtấn công bằng cách tỏ vẻ quan tâm và lo lắng cho cha, nhưng đến giờ ta đã có thể dễ dàng nhận ra những việc đó chỉ nhằm mục đích tước vũ khí đối thủ bằng thái độ bề trên. Mặt khác, cha anh chỉ dùng những lời khẳng định sự thật vô cùng đơn giản, trực tiếp và trúng đích. Không bên nào tỏ vẻ thật hung hăng, nhưng cuộc đấu khẩu lại dẫn đến một kết thúc bi thảm.

Đòn phản công của Gkhá giống cách anh đương đầu với hiểm nguy anh nhìn thấy ở người bạn: “Thôi đừng nói đến bạn bè của con nữa. Một nghìn người bạn không bằng bố con. Bố có biết con nghĩ gì không? Rằng . Thế nhưng tuổi bố đáng được hưởng sự an nhàn. Bố biết rõ là bố rất cần cho con ở cửa hàng, nhưng nếu cửa hàng đe dọa sức khỏe của bố thì con có thể đóng cửa nó vĩnh viễn ngay từ ngày mai. Như thế này thì không thể được. Bố cần có một lối sống khác, phải thay đổi hoàn toàn… còn bây giờ bố hãy lên giường một chút, dứt khoát bố cần phải nghỉ ngơi.”

Những lời này thốt ra như thể nỗi lòng người con hết mình vì cha, nhưng mục đích chính lại là để khống chế hiểm hoạ đến từ việc cha anh nhìn thấu sự ganh đua đến mức tự hoại của anh. Để đấu lại những phát biểu dài dòng ám ảnh của Georg, cha anh một lần nữa phủ đầu George, đánh vào chính nền tảng cõi thực tế ảo kia bằng những lời hết sức ngắn gọn nhưng có sức công phá vô cùng lớn: “Con không có bạn nào ở Petersburg cả.”

Cú phản đòn chớp nhoáng này khiến Gmột lần nữa cố gắng vớt vát lại hiện thực giả mạo mà anh đã tạo nên bằng cách kể lể chi tiết mối quan hệ trước đây của cha anh với người bạn ở Petersburg này. Anh kể, cha anh chưa bao giờ thích người bạn đó; Gđã tự hào biết bao khi cha anh vẫn cố gắng hành xử hoà nhã với bạn mình. Trong lúc nói, Gliền tay cởi quần áo cho cha để chuẩn bị lên giường ngủ. Gđã khống chế mối đe doạ đến từ người bạn dám nghĩ dám làm bằng cách mường tượng ra người ấy trong vai trò kẻ thua cuộc, và giờ đây anh khống chế thêm mối hiểm nguy đến từ cha mình bằng cách biến ông thành một đứa trẻ.

Cuộc đấu trí vẫn tiếp diễn. Cha anh hỏi hai lần: “Ta đắp chăn đã kín chưa?” Gtrả lời, “Bố cứ yên tâm, kín cả rồi.” Ta cũng không thể hiểu cuộc trò chuyện này theo nghĩa bề mặt. Khi dịch từ cách nói của một “người con hiếu thảo” sang ngôn ngữ của cuộc đấu khẩu sát sao đang diễn ra, ý nghĩa của nó hoàn toàn thay đổi. Cha anh trêu ngươi: “Vậy anh nghĩ anh trùm kín được ta hả?” và câu trả lời của Gnhư một niềm ao ước thầm kín: “Bố cứ yên tâm, trùm kín cả rồi.” Lẽ vì vậy, khi cha anh đột nhiên la lên “Không,” rồi giở tung chăn đứng thẳng dậy, đó là cách ông phản kháng lại hàm ý của cuộc đối thoại.

Đến nước này rồi thì Gđành lập tức rũ bỏ hết lớp kén bảo vệ bằng lời mà anh đã dựng lên để che thân và bắt đầu nói ngắn gọn lại và thực tế hơn. Anh hiểu ra rằng nỗ lực đối đầu với sự đe doạ đến từ cha mình bằng cách đối xử với ông như thể một lão già bất lực đã thất bại, và anh bắt đầu thừa nhận với mình những chuyện thực sự xảy ra: “Cách đây ít lâu anh đã bắt đầu quyết định là sẽ cố gắng chú ý quan sát tất cả mọi việc để không bị bất ngờ.” Anh biết rất rõ ngôi nhà xây bằng những lá bài mà anh dựng lên từ đầu đã vô cùng mong manh yếu ớt, và rằng cha anh rồi sẽ trở thành mối hiểm nguy đe dọa nó. Nhưng anh có một ảo tưởng cuối cùng: rằng cha anh sẽ giải quyết vấn đề khó khăn của anh bằng cách tự mình giải thể: “Bây giờ ông ấy sẽ đổ nghiêng… cầu cho ông ấy ngã tan xương ra!”

Cha anh bắt đầu đưa ra lời phán quyết: “Mi đã phải do dự biết bao nhiêu trước khi trở thành con người chín chắn! Mẹ mi đã phải chết mà không được hưởng ngày vui.” Lời hồi đáp của Gkhông còn né tránh và chứa đựng sự hung hăng ngầm, mà thay vào đó vô cùng đơn giản và trực tiếp: “Như vậy là bố đã theo dõi con.” Giờ đây anh đã hiểu, cha anh luôn biết rõ anh làm gì.

Lời phán quyết tiếp tục:

Như vậy giờ đây mi biết là ngoài mi ra còn có cái gì, cho đến giờ mi chỉ biết có một mình mi! Sự thực mi chỉ là một thằng bé con vô tội, nhưng một sự thực lớn hơn nữa là mi là một kẻ độc ác! Cho nên mi hãy nghe đây: bây giờ ta kết án mi tội chết đuối!

Gđành lòng chấp nhận sự công chính của lời phán quyết và lao đi thực hiện nó bằng cách nhảy cầu. Việc anh cảm thấy bắt buộc phải hoàn thành lời phán quyết có ý nghĩa gì? Việc này liên quan đến một thứ còn cao hơn cả lý tính. Sự kết tội của người cha có sức mạnh vô biên – đó là một án tử về mặt xúc cảm. Khi anh nhảy xuống, câu chuyện kết thúc như sau: “đúng lúc đó trên cầu quang cảnh đi lại thật là nhộn nhịp.”

Câu kết này có ý nghĩa gì với toàn bộ câu chuyện? Một thế giới tràn ngập sự kiện vẫn đang diễn ra bên ngoài phạm vi ý thức của Georg, một thế giới trong đó con người và sự vật đã hoàn toàn bị chia cắt với Gbởi anh mãi chui rúc trong thế giới nội tâm với những suy tưởng ám ảnh và tự phụ của chính mình.

*

Bìa bản dịch tiếng Anh của Oxford University Press.

“Ein Hungerkünstler” (“Nghệ sĩ tuyệt thực”) cũng lại là một câu chuyện kể về sự thất bại của lý tính. Truyện kể về một người đàn ông biến việc tuyệt thực trở thành một hình thức nghệ thuật. Anh giam mình trong một chiếc chuồng nhỏ có chấn song, ban ngày đem ra trưng cho công chúng cùng thấy, tối đến thì có người canh gác chuyên nghiệp trông coi. Đây là cách mà người nghệ sĩ tuyệt thực hy vọng có thể tạo ra mục tiêu và ý nghĩa cho cuộc đời mình, để mang lại cho nó phẩm cách và chân giá trị. Mỗi người có một cách tạo ra trọng tâm và ý nghĩa sống khác nhau, nhưng chung quy lại mục tiêu ai cũng như ai. Hoạ sĩ và các nhà nghiên cứu ung thư tìm cách biến cuộc đời mình trở nên ý nghĩa bằng những thành quả họ để lại cho hậu thế. Có lẽ cách phổ biến nhất để đạt được cảm giác mình đã dùng cuộc đời này làm điều gì đó đúng đắn để lại cho mai sau chính là nuôi dạy con cái. Nhưng trong câu chuyện này, Kafka đã chọn một cách để tạo ra ý nghĩa sống mà hiếm ai từng nhìn nhận như vậy: tuyệt thực. Ông đã chọn một phiên bản khá là vô nghĩa của ý tưởng này bởi vì ông có những suy tưởng riêng đối với bản thân ý tưởng đó.

Lẽ dĩ nhiên, tuyệt thực đôi khi được sử dụng nhằm phục vụ mục đích chính trị và tôn giáo, nhưng nghệ sĩ tuyệt thực của Kafka sẽ xem đó là sự sỉ nhục đối với nghệ thuật của mình. Anh tuyệt thực vị tuyệt thực. Kafka đã gán cho nhân vật của mình cách nói năng và suy nghĩ mà ta thường thấy ở những người đắm đuối với việc đạt mục tiêu cao cả trong đời thực: các nhà leo núi, vận động viên bơi vượt eo biển Manche, nghệ sĩ, vận động viên chạy đường dài, vân vân. Anh nói bằng ngôn ngữ của tất cả những người đấy: anh trở tức giận nếu có ai thách thức sự chân chính trong hành động của mình, và anh khinh khỉnh chối bỏ những ý muốn thương mại hóa bộ môn nghệ thuật này cũng như mọi ý kiến cho rằng nó chỉ là một trào lưu nhất thời. Anh nói năng trong ánh sáng của mục tiêu cao cả soi rọi từ bên trong, và tin rằng mình có thể tạo ra một kỷ lục thế giới về tuyệt thực khiến ai ai cũng phải trầm trồ.

Điều quan trọng nhất đối với anh chính là tính liêm chính nghệ sĩ của mình, và vì thế anh tức giận khi những người canh gác chuyên nghiệp có nhiệm vụ canh không cho anh giả vờ tuyệt thực bằng cách lén ăn đã không làm việc nghiêm túc. Đôi khi họ mải chơi bài mà xao nhãng đi nhiệm vụ đảm bảo rằng anh đã thật sự tuyệt thực.

Thoạt nhìn có vẻ như Kafka đang chế giễu người nghệ sĩ tuyệt thực bằng cách khoác lên anh tất cả những màu mè trang trí của những người đạt thành tích trong đời thật. Nhưng điều đấy lại hoàn toàn đối nghịch với chủ định của Kafka: ông dùng hình mẫu người nghệ sĩ tuyệt thực để phóng chiếu và soi xét tất cả những hành vi tìm kiếm mục tiêu và ý nghĩa sống đã trở thành ám ảnh. Chúng ta đều quá quen thuộc với câu trả lời ngõ cụt của các nhà leo núi khi được hỏi về động lực: “bởi vì có núi thì ta leo thôi.” Trong trường hợp này các nhà leo núi thực ra lại thành thật đến lạ. Nhưng câu chuyện của Kafka đã trình bày vấn đề một cách khái quát hơn: “Cứ thử cố giải thích cái nghệ thuật tuyệt thực với ai đó xem,” người kể chuyện của Kafka nói, “nếu ai đó không cảm được nó thì anh cũng không làm cho họ hiểu được đâu.” Đây thực ra lại là một câu trả lời hay hơn câu “bởi vì có núi” của các nhà leo núi, bởi nó có thể áp dụng được cho mọi tham vọng ám ảnh của nhân loại.

Nhưng liệu chăng nghệ sĩ tuyệt thực chỉ là một hình ảnh châm biếm cho tham vọng trở nên xuất chúng? Nếu thế, ta phải dễ dàng chỉ ra những điều khiến anh khác với những kẻ cuồng thành tích khác. Mà điều ấy lại thật khó. Có phải đấy là do tất cả những gì anh làm đều vô nghĩa không? Có lẽ cũng chẳng vô nghĩa hơn cái người gần đây đã leo bề mặt dốc đứng của núi El Capitan ở Thung lũng Yosemite mà không dùng dụng cụ leo núi. Có phải vì anh ta chỉ là một kẻ ái kỷ chăm chăm thu hút sự chú ý? Nhưng điều đấy cũng thật phổ biến. Có phải vì anh mạo hiểm chính sức khoẻ của mình không cần thiết? Năm 1967 Donald Campbell đã thiệt mạng khi cố gắng phá vỡ kỷ lục tốc độ chạy trên mặt nước: đó là một hành động lao vào nguy hiểm không cần thiết – chỉ quan trọng đối với những người quan tâm đến kỷ lục tốc độ chạy trên mặt nước.

Triết học Khai sáng muốn mọi thứ trong đời người đều phải được lý tính soi rọi kĩ càng. Nhưng điều câu chuyện của Kafka nói lên là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đời người – nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống – lại không thể áp dụng lý tính được. Người ta đi vào đó với niềm tin và tâm huyết, kể cả ám ảnh, nhưng hoàn toàn không có lý trí. Giúp đỡ người khác hẳn là một lựa chọn lý tính, và chắc chắn mang lại thoả mãn xúc cảm lớn lao, nhưng nó chỉ chuyển trọng tâm câu hỏi về ý nghĩa nhân sinh từ người này sang người khác: cuộc đời những người được giúp đỡ nhất định cũng phải có ý nghĩa gì đó. Và nếu không, vậy thì người thực hiện hành vi giúp đỡ đã đạt được điều gì?

Ở cuối truyện, người nghệ sĩ tuyệt thực đã làm tăng thêm một tầng ý nghĩa nữa cho nỗi hoài nghi trong câu chuyện đối với nỗi ám ảnh và những thành tích lớn. Anh tự thú nhận rằng anh chẳng thích ăn gì cả. Anh sống mòn mỏi rồi chết đi, nhưng ngay cả trước khi chết anh cũng đã bị người đời quên lãng. Anh không để lại gì cho hậu thế cả. Cuối truyện, người ta dọn sạch chuồng anh và đem anh đi chôn. Thế chỗ anh là một con báo trẻ trung đẹp đẽ, biểu trưng cho sức sống sung mãn. Con vật mang sự tự do ngay trong mình nó và niềm vui sống phả ra từ quai hàm. Vì sao lại kết thúc câu chuyện bằng hình ảnh này? Ý nghĩa ở đây chắc hẳn là chỉ có con người mới xoắn xuýt lên cố gắng tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời mình; con báo là một con vật tuyệt mĩ huy hoàng sung sức bởi nó không phải lo những điều đó. Và tất nhiên, nó khác một trời một vực với nghệ sĩ tuyệt thực, bởi nó mượt mà và được nuôi dưỡng đầy đủ. Tham vọng ám ảnh đã vắt kiệt sức sống của kẻ nhịn ăn, nhưng sinh vật miễn nhiễm với cái lo âu cụ thể này của con người thì lại tràn trề sinh lực và đẹp đẽ.

*

Bìa bản dịch tiếng Anh của Oxford University Press.

Tiểu thuyết Der Prozess (Ván) kể câu chuyện của một người mang tên Josef K. bị triệu tập đến toà án nhưng không bao giờ biết được mình bị cáo buộc tội danh gì. Đây là tác phẩm đặc trưng nhất của tính từ “Kafkaesque”, có lẽ bởi cảm giác hỗn loạn trong một quy trình không bao giờ hiểu rõ được. Một lần nữa, những hạn chế của lý tính lại đóng một vai trò quan trọng: ta kỳ vọng rằng luật pháp là một cấu trúc mang lý tính cao, nhưng trong Vụ án, luật pháp lại không hề như thế. Thứ đáng lẽ phải là một cấu trúc vô cùng lý tính lại liên tục bị xói mòn bởi những hành động can thiệp hời hợt do bản tính bừa bộn của con người.

Đa số người đọc thường rút ra kết luận rằng Vụ án kể về một âm mưu đen tối nhằm chống lại K.: một cá nhân đen đủi bị những thế lực anh không tài nào hiểu nổi hành lên vật xuống. Nhưng nếu soi thật kĩ những gì xảy ra trong tác phẩm, ta sẽ nhận ra đó không phải là trọng tâm của câu chuyện. Hai người đến áp giải anh đi không hề biết vì sao mình lại làm công việc đó, và họ chỉ chăm chăm vào bữa sáng của K. và ăn lấy ăn để. K. hành xử như mọi người bình thường biết điều: “Đây là giấy chứng minh của tôi,” anh nói, “bây giờ xin được xem giấy tờ của các ông, nhất là lệnh bắt tôi.” Hai người đó gạt phăng cách tiếp cận vấn đề nghiêm túc của anh: “Chúng liên quan gì đến bọn tôi chứ? . . . Ông định làm cho vụ án trọng đại khốn kiếp của ông kết thúc sớm bằng cách tranh luận với chúng tôi, những kẻ canh giữ ông, về giấy tờ và lệnh bắt ư? Chúng tôi là những nhân viên tầm thường, hầu như không tỏ tường gì về giấy tờ tùy thân và trong vụ của ông chẳng làm gì khác hơn là canh giữ ông mỗi người mười tiếng rồi được trả công.”

Không hề có một dấu hiệu nào cho thấy có bàn tay của một thế lực thống nhất và thù địch nào ở đây, dù một vấn đề hết sức thực tế đã nảy sinh: K. sẽ vô cùng vất vả mới vượt qua được những đội hình dày đặc bao gồm những con người bình thường, thiếu thông tin và thờ ơ ngăn giữa anh và hệ thống pháp luật bề ngoài tưởng chừng lý tính. Luật pháp hoạt động dựa trên một chuỗi những khái niệm trừu tượng và quy trình hoành tráng: trát toà, quyết định toà án, chứng cứ, và cuối cùng là công lý. Nhưng chắn giữa K. và luật pháp có quá nhiều cá nhân chỉ chăm chăm lo những vấn đề thường nhật trước mắt, như ăn sáng hay kiếm sống. Sự tráng lệ của luật pháp dường như không thể làm bọn họ ấn tượng nổi, nhưng chính họ lại đóng một vai trò lớn trong việc thực thi pháp luật. Họ có thể lơ là, đói bụng, mệt mỏi, hoặc chán chường, nhưng không bao giờ có thể trở thành hiện thân của những khái niệm nhân tạo trong luật pháp.

K. để ý thấy một, rồi hai, và cuối cùng là ba người sống ở căn nhà đối diện nhà anh đang ngó từ cửa sổ của họ sang để hóng hớt chuyện gì xảy ra. Họ đánh lạc hướng K., cũng như chính bản thân họ đang bị đánh lạc hướng bởi sự có mặt của hai chấp hành viên. Họ có tạo thêm giá trị gì cho câu chuyện của Kafka không? Họ chỉ đơn thuần là những người tò mò về những sự việc khác lạ. Họ không màng đến việc đang xảy ra là công lý hay bất công; thực tế là họ chẳng giữ thái độ gì trước việc đó cả. Khi nhắc đến các quy trình pháp luật, người đọc kỳ vọng sẽ được đọc về những phân biệt rạch ròi cẩn thận và những lời giải thích chính xác. Thay vào đó, ta chỉ nhận lại một đống bùi nhùi tầm thường: những kẻ hóng hớt chán chường với cuộc sống của chính mình và những chấp hành viên chỉ làm cho xong chuyện. Tất cả bọn họ đều không biết chuyện gì đang xảy ra hay vì sao lại như thế, và điều này khởi đầu cho một khuôn mẫu lặp đi lặp lại suốt truyện.

K. nhận được tin triệu tập ở toà án vào ngày Chủ Nhật tiếp theo đó, nhưng lại không được cho biết thời giờ. Anh được người ta đưa cho địa chỉ, nhưng lại không được nói cho biết là phòng nào trong toà nhà đó. Toà án thường toạ lạc trong những công trình chỉ phục vụ riêng mục đích xét xử, và thường trông vô cùng bề thế và hoành tráng. Chúng được thiết kế để tạo nên sự tôn trọng và tôn vinh sự huy hoàng của luật pháp. Nhưng nơi mà K. được chỉ đến lại là một khu chung cư và không hề có một dấu chỉ nào cho biết vị trí của toà án bên trong khu nhà này cả. Anh gõ cửa từng căn hộ một để tìm toà án, và cuối cùng khi anh gõ cửa một nhà trên tầng năm, một người phụ nữ trẻ mở cửa và chỉ sang một cánh cửa ngay cạnh đã mở sẵn. Thay vì được phân cách với đời sống hằng ngày bởi một công trình nguy nga nhấn mạnh vào sự độc nhất vô nhị của nó, toà án lại nằm lẩn khuất trong những căn nhà thường dân. Căn phòng xét xử còn chẳng hề trông giống phòng xử án chút nào. Một nhóm người lộn xộn đủ mọi thành phần xã hội hợp lại thành phông nền cho phiên xử K., và điều ấy hoàn toàn làm giảm mất tính nghiêm túc của luật pháp. Trong một góc phòng, một vụ quan hệ tình dục đột nhiên diễn ra thu hút đám đông hiếu kỳ. Công lý được đặt trong bối cảnh thường nhật, và cũng xô bồ lộn xộn hệt như thế.

Một thương nhân mà K. gặp trong công cuộc tìm kiếm của mình đã nói với anh những lời thẳng thắn tới mức tàn bạo về những chuyện sẽ xảy ra khi anh đi tìm công lý: “Ông nên nhớ rằng trong những chuyện kiện tụng này không ngừng có nhiều điều được đề cập mà lý trí không hiểu nổi; người ta quá mệt mỏi và đãng trí vì nhiều lý do, thế là người ta trốn chạy vào sự mê tín.” Điều tồi tệ hơn nữa là chính những người làm việc trong toà án đó dường như cũng bị điều này làm tổn hại; họ đã quá quen với không khí ẩm thấp mốc meo trong văn phòng đến nỗi không khí trong lành thổi vào từ phía cầu thang làm họ khó ở.

Tựa đề tiếng Đức của tiểu thuyết của Kafka, Der Prozess, thường được dịch sang tiếng Anh là The Trial (vụ án, vụ xét xử), nhưng nó cũng có nghĩa rộng hơn là “quy trình”, và đó hẳn là một cách ta nên áp dụng để hiểu về thêm về tác phẩm. Quyển sách cho ta biết về một quy trình vô cùng dài dòng, nhưng không bao giờ có một cuộc phán xử đích thực. Trong suốt quy trình này, ta nhận diện được chủ đề quen thuộc của Kafka về một hệ thống lý tính cao bị ăn mòn và biến dạng hoàn toàn dưới bàn tay vận hành của những kẻ hết sức dễ dàng bị xao nhãng và có xu hướng bỏ quên vấn đề chính.

Xem thêm: Fastboot Là Gì – Và Bạn Sử Dụng Nó Như Thế Nào

Kafka dường như không phải xuất sắc nhất hay đặc trưng nhất trong Vụ án. Đó là bởi vì cách tiếp cận vấn đề lý tính và cẩn trọng của ông trong “Cái hang”, cũng như cách ông bàn luận về lý tưởng nhân sinh trong “Nghệ sĩ tuyệt thực” quá chấn động và độc đáo, nhưng trong Vụ án, những suy tưởng của ông lại tương đối quen thuộc. Sự can thiệp của các yếu tố con người vào những khái niệm trừu tượng của luật pháp đã là một ý tưởng hết sức bình thường – và càng quen thuộc hơn với những người nghiên cứu cách bồi thẩm đoàn quyết định từng trường hợp cáo buộc chẳng hạn. Nhưng có lẽ vấn đề trọng tâm của quyển sách chính là việc K. không bao giờ biết được mình bị cáo buộc tội gì, và “vì không được biết rõ cáo trạng và thậm chí có thể còn những cáo buộc khác nữa, ta phải nhớ lại toàn bộ cuộc đời, tới những hành động và sự việc nhỏ nhặt nhất, trình bày rõ ràng và phải được thẩm tra từ mọi khía cạnh.” Những gì Kafka nói ở đây hết sức chính xác và đau đớn. Trở thành đối tượng của một quy trình mà không có một cáo buộc rõ ràng là một điều vô cùng đáng sợ. Nhưng chuyện này lại hết sức quen thuộc với bất kì ai am hiểu về lịch sử luật pháp của thế giới Anh ngữ. Bởi đây chính là modus operandi – phương thức hành động của tòa hình án “Star Chamber” tai tiếng hồi thế kỷ 17 ở Anh Quốc, và các nhà phê bình của nó cũng có chung quan điểm với Kafka khi lý giải nguyên nhân biến nó trở nên độc ác vô chừng.

*

Bìa bản dịch tiếng Anh cuốn Nước Mỹ của Oxford University Press.

“In der Strafkolonie” (“Khu trừng giới”) là một câu chuyện mà những giá trị của phong trào Khai sáng dường như lại bị lật ngược, nhưng việc này xảy ra có phần khác với những gì mà chúng ta đã thấy cho tới thời điểm này. Ở đây những giá trị kia cứ liên tục bị lẫn với những giá trị đối ngược, hậu quả là chúng thường có vẻ như cùng một lúc chỉ về các hướng khác nhau. Đây là bởi vì chúng chứa đựng một sự mơ hồ cốt yếu mà rốt cục thực sự tạo nên mâu thuẫn.

Truyện này kể về một cỗ máy hành hình các tù nhân theo kiểu tương xứng với tội ác của họ. Cỗ máy có nền tảng lý tính, nhưng cũng gây đau đớn và ác độc hơn, chẳng hạn như, một tiểu đội xử bắn. Ấy vậy mà cái ý tưởng lý tính ấy lại khiến cho cỗ máy trở thành niềm vui và niềm tự hào của một sĩ quan ở khu trừng giới. Nó được tạo ra bởi, và vì thế là di sản của, một cựu chỉ huy của trại, và vì thế có vẻ như chỉ về một quá khứ chưa được khai sáng. Chỉ huy mới có vẻ nghi ngờ cỗ máy, vì thế khiến cho viên sĩ quan sợ rằng nó sẽ sớm bị vứt bỏ.

Truyện bắt đầu với một du khách (nhà thám hiểm) tới thăm khu trừng giới và được đưa đi thăm một vòng, được đặc biệt hướng sự chú ý tới cỗ máy kia. Viên sĩ quan sợ rằng đây là một sự sắp đặt: y đoán rằng điều tay chỉ huy mới thực sự muốn là cho nhà thám hiểm kia biểu lộ sự kinh tởm trước cỗ máy và thế là tạo cơ hội để phá hủy nó. Hệ giá trị cố hữu trong tất cả những thứ này có vẻ đủ sáng rõ: quá khứ mông muội và tàn ác của cỗ máy cùng với viên sĩ quan tung hô nó hẳn sẽ bị gạt sang một bên dưới tay tương lai khai sáng hơn do cả chỉ huy mới lẫn nhà thám hiểm làm đại diện.

Tuy nhiên mọi việc lại không diễn ra như thế, bởi vì cả hai hệ giá trị đối lập này cứ liên tục lẫn vào nhau. Rắc rối đầu tiên là ngôn ngữ của chủ nghĩa lý tưởng lại bị cái bên không phù hợp độc chiếm – viên sĩ quan. Y xem cỗ máy là một thứ kỳ diệu. Nó viết tội ác của kẻ bị kết án lên lưng kẻ ấy, và viên sĩ quan tin rằng trong hành động ấy có cả cái đẹp lẫn công lý mà thậm chí đến kẻ bị kết án kia cũng hiểu. Nhưng cái hành động viết này được thực thi không phải bằng mực mà bằng kim: nó đâm vào thân thể của người bị kết án.

Viên sĩ quan cũng mê tít độ hoàn hảo về kỹ thuật của cỗ máy. (Lại một lần nữa, chủ đề từ truyện ngắn “Cái hang”, và một dấu hiệu cho thấy lý tính đang đi lạc sang hướng phi lý tính.) Độc giả nhìn thấy sự tàn ác, nhưng cách miêu tả cỗ máy của viên sĩ quan thì lại luôn ngăn trở một chủ đề cốt yếu của chủ nghĩa Khai sáng: rằng lý tính và tri thức giúp chúng ta trở thành người tốt hơn, vì thế có khả năng hiểu được những vấn đề đạo đức hệ trọng và hành xử tử tế và cảm thông. Ở đây mọi thứ lại như ngược lại, bởi vì viên sĩ quan có quá nhiều đức hạnh. Y trung thành (với vị chủ huy cũ), tôn sùng chính nghĩa, thể hiện sự liêm chính trong sự tôn sùng đó, đề cao công nghệ, cho thấy sự kiên nhẫn và thấu hiểu khi y giải thích hết sức cẩn trọng cách cỗ máy hoạt động, và trọng danh dự theo kiểu mà không ai khác bộc lộ – dĩ nhiên nhà thám hiểm thì không rồi, như tất cả chúng ta sẽ thấy. Y tôn sùng cái chính nghĩa của cỗ máy với một tình cảm gần như tôn giáo, và trong hành động tôn sùng cuối cùng y thậm chí sẵn lòng hy sinh bản thân mình cho nó.

Tất cả những chuyện này dường như để ngăn cản cho viên sĩ quan đứng khít vào vai trò của kẻ mông muội chưa được khai sáng mà cốt truyện đại cương rõ ràng là muốn phân cho y. Tồi tệ hơn, nhà thám hiểm lại không khít vào cái vai được phân cho mình khi không phải là kẻ đem lại cách sống khai sáng hơn. Thay vì kinh hãi trước sự tàn ác của cỗ máy như chúng ta tưởng vì cái vị trí được cho là của ông ta trong cốt truyện, nhà thám hiểm lại có vẻ chán chường với toàn bộ việc này: “Nhà thám hiểm không quan tâm mấy đến cỗ máy và ông đi đi lại lại phía sau lưng phạm nhân với một vẻ hoàn toàn vô tâm.” Ông ta quan tâm hơn tới việc đồng phục của tay sĩ quan và cánh lính mặc có vẻ quá nặng nề ở vùng nhiệt đới.

Quả đúng là khi nhà thám hiểm bắt đầu hiểu cỗ máy, ông ta chống lại nó. Nhưng phản ứng của ông ta yếu ớt thấy rõ: giải thích của viên sĩ quan không làm ông ta thỏa mãn, ông ta nghĩ, nhưng “dù sao ông cũng buộc phải công nhận rằng đây là một trại lao cải, nơi đây cần phải có những biện pháp đặc biệt, và nói cho cùng thì cần phải được tiến hành theo kiểu quân sự.” Ông ta đang cố tìm ra một lý do để khỏi phải can thiệp.

Nhà thám hiểm tìm thấy lý do để không phải hành động: đó là sự tôn trọng các nền văn hóa khác, một trong những đặc điểm của chủ nghĩa Khai sáng – và cũng là một trong những cạm bẫy: “nhà thám hiểm suy nghĩ: nếu như ta can thiệp vào quyết định của người ngoài thì sẽ chẳng bao giờ đem lại ấn tượng tốt đẹp. Ông không phải là công dân của trại lao cải, cũng không phải là công dân của quốc gia có trại lao cải này. Nếu ông thử phản đối hoặc thậm chí thử ngăn cản cuộc hành hình thì người ta có thể sẽ bảo ông: ông là người ngoài, xin ông đừng có rối lên như thế.”

Nhà thám hiểm rõ ràng là vị quan tòa phân xử về mặt đạo đức, nhưng việc này chỉ có thể thành công nếu ông ta là tiếng nói của một nhân loại chung vượt thoát khỏi một địa phương nhất định. Ông ta nghe có vẻ bao dung, nhưng lòng bao dung của ông ta thực sự lại là của một kẻ không muốn bộc lộ quan điểm riêng của mình vì có thể khiến cuộc sống của mình trở nên khó khăn phức tạp. Ông ta không hề nghi ngờ gì chuyện cỗ máy phi nhân tàn bạo và quy trình xét xử không công bằng, nhưng khi được yêu cầu phải nêu rõ quan điểm thì ông ta lúc nào cũng lập lờ quanh co.

Tay sĩ quan cố nhấn vào vấn đề đạo đức bằng cách kêu gọi nhà thám hiểm ủng hộ, nhưng nhà thám hiểm thì không đáp lại. Khi tay sĩ quan cố lần nữa, vẫn chỉ có im lặng. Giờ thì tay sĩ quan cho chúng ta thấy rằng y hiểu sự mơ hồ trong hệ giá trị của nhà thám hiểm người Âu châu: “ngài đang bị kiềm chế bởi những quan niệm của châu Âu; thậm chí có thể theo nguyên tắc ngài là một đối thủ của hình phạt tử hình nói chung và của cách hành hình cơ học như thế này nói riêng… chắc chắn là ngài đã được thấy nhiều điều kỳ quặc của nhiều dân tộc và ngài đã học được cách tôn trọng họ, do đó có lẽ ngài sẽ không can thiệp quyết liệt chống lại phương pháp này như ngài có thể làm ở nước ngài.” Điều viên sĩ quan hiểu ra là châu Âu được khai sáng kia đi theo cả hai mô hình đối nghịch nhau: một mặt, sự bao dung văn hóa của nó dạy rằng tất cả các nền văn hóa đều xứng đáng được tôn trọng, nhưng mặt khác nó cũng tin tưởng vững chắc rằng đạo đức của nó là cái duy nhất đúng đắn. (Sự phải đạo chính trị thời hiện đại không phải là thứ phát minh ra sự mâu thuẫn này, như nhiều người dường như vẫn tưởng.)

Nhà thám hiểm tiếp tục bịa ra lý do cho việc ông ta không sẵn lòng phải đưa ra quan điểm cụ thể của mình. Ông ta chả gây ảnh hưởng gì được mấy với vị sĩ quan chỉ huy, ông ta bảo, vì thế không thể giúp cũng chả gây hại gì cho vị sĩ quan. Chỉ khi vị sĩ quan bắt đầu nhẩm đi nhẩm lại thật to cái chiến thắng tưởng tượng nếu có bao giờ nhà thám hiểm đứng về phía anh ta một cách công khai thì cuối cùng nhà thám hiểm mới nói: “Tôi là kẻ thù của thủ tục xét xử này.” Nhưng ngay cả sau đó ông ta cũng cuống cuồng quay trở lại một vị trí trung tính hơn bằng cách bảo với viên sĩ quan rằng ông ta bị ấn tượng bởi niềm tin chân thành của viên sĩ quan, và rằng vì thế ông ta sẽ không công khai tuyên bố quan điểm của mình, mà chỉ nói riêng với viên chỉ huy ông ta nghĩ gì mà thôi.

Chuyện xảy ra tiếp theo gần như là một cử chỉ biến chính mình thành phi lý của hai nhân vật này. Viên sĩ quan chuẩn bị cho cỗ máy hành động oanh liệt một lần cuối cùng bằng cách tự hiến tế chính mình, trong khi nhà thám hiểm thì tự nhủ rằng, “ông không hề có quyền ngăn cản viên sĩ quan thực hiện ý định của y. Nếu như cái thủ tục xét xử mà viên sĩ quan thiết tha ủng hộ sắp sửa bị bãi bỏ… thì giờ đây y sẽ phải hành động theo đúng logic của vấn đề; ở vào địa vị của y, ngay cả nhà thám hiểm cũng sẽ phải phản ứng như vậy.”

Trong “Trại lao cải” của Kafka, ban đầu cốt truyện tưởng như định phân vai cho hai nhân vật chính, định hướng thái độ mà độc giả nên dành cho họ. Đầu tiên là kẻ tra tấn trông lạc hậu, ác độc, tàn bạo, và thứ hai, tiếng nói của những thời đại tương lai nhân văn và được khai sáng hơn. Rắc rối là ở chỗ Kafka phân đặc điểm đúng mà sai người. Viên sĩ quan thì chu đáo, lý trí, lý tưởng, và nguyên tắc, trong khi nhà thám hiểm thì vô luân, ích kỷ, lơ là nhiệm vụ mà ông ta biết là nhiệm vụ của mình. Lúc kết thúc truyện nhà thám hiểm chuẩn bị lên tàu đưa ông ta đi xa khỏi cái khu trừng giới kỳ quặc này thì một cậu lính quèn từng hộ tống viên sĩ quan và một người đã bị kết án tử hình trên cỗ máy chạy vội xuống cầu tàu để theo ông ta trốn thoát khỏi đây. Hai người này bị cản lại quyết liệt: “Họ vẫn còn có thể kịp nhảy xuống thuyền, nhưng nhà thám hiểm đã nhặt dưới đáy thuyền lên một sợi dây cáp to với những nốt buộc sần sùi để đe dọa hai anh chàng kia, ngăn không cho họ nhảy xuống.” Vậy là sau khi cuộc giằng co giữa hai hệ đạo đức kết thúc, cái cuối cùng chiến thắng là một động cơ còn lâu đời hơn cả hai: bản năng tự bảo tồn.

Các nguyên lý của tinh thần Khai sáng bị đảo ngược, trong truyện này người tuân thủ nhất lý tính và nguyên tắc lại chính là người gây ra khổ đau nhất, và người lẽ ra nên là quan tòa đưa lại một thế giới nhân văn và công chính hơn thì lại bị tha hóa bởi động cơ rất con người mạnh mẽ nhất và cổ xưa nhất hạng. Và tồi tệ hơn, chính giá trị bao dung của tinh thần Khai sáng đã đem lại cho cái lực lượng cổ xưa này vỏ bọc mới. Tinh thần Khai sáng có thể cố hết sức đòi chúng ta phải có những tiêu chuẩn ứng xử cao hơn và tốt hơn, nhưng nó không thể thay đổi được bản chất con người chúng ta.

“Ein Landarzt” ( “Một thầy thuốc nông thôn”), giống như truyện “Trên khán đài”, là một văn bản ngắn thành công nhờ đặt thế giới được khai sáng bên cạnh thứ nó cố gắng thuần phục và chế ngự mà không thành công. Truyện mở ra với một thầy thuốc nông thôn rơi vào một tình thế khó xử: anh ta cố đến khám cho một bệnh nhân đau ốm, nhưng không có ngựa để thắng vào xe bởi vì ngựa của anh ta đã chết. Trong lúc quẫn bách anh ta đá vào cửa chuồng lợn bỏ không thì cánh cửa mở ra. Bên trong có hai con ngựa khổng lồ, cơ thể bốc hơi ngùn ngụt. Cùng xuất hiện với chúng là một gã đang ngồi xổm dưới đất.

Ngay từ đây chúng ta đã thấy cặp đối lập quen thuộc: một bên, vị thầy thuốc, con người văn minh của tri thức, lý tính, và lòng trắc ẩn, người hết lòng giúp đỡ kẻ khác. Còn một bên, thế lực mà anh ta cần viện tới để vận chuyển mình là cực trái ngược với mình: nó hiện ra từ trong chỗ tối đen sâu thẳm của một nơi bẩn thỉu, một cái chuồng lợn. Một thứ súc vật đầy đe dọa. Vị thầy thuốc có thể là con người của lý tính, nhưng cỗ xe của anh ta sẽ được kéo bởi một lực thú vật xuất hiện từ một nơi kinh tởm và tối tăm – một thế lực không có lương tâm. Nền văn minh cố thuần phục cái lực đó, nhưng không bao giờ thủ tiêu được nó.

Cái gã đi cùng hai con ngựa bò tứ chi ra khỏi cái chuồng lợn. Quyết định chấp nhận sự giúp đỡ và ngựa của gã của vị thầy thuốc chẳng mấy chốc đã mang dáng dấp một hiệp ước với quỷ dữ. Gã coi ngựa kéo cô hầu gái của vị thầy thuốc lại sát mình rồi cắn má cô. Thoạt tiên vị thầy thuốc tức giận, gọi gã coi ngựa là đồ súc vật, và dọa sẽ quất gã, nhưng rồi lại rơi lại vào thái độ vô tư công bằng và thiếu vắng phê phán mà suy nghĩ lý tính bình tĩnh luôn có khuynh hướng rơi vào, khi anh ta nghĩ: gã là một kẻ xa lạ; mình không biết gã từ đâu tới; và gã sẵn sàng giúp đỡ mình khi chả có ai chịu giúp cả. Con người lý tính và thiện ý cố tin rằng thế giới và tất cả những gì thuộc về nó đều giống như mình.

Vị thầy thuốc nhanh chóng trả giá cho việc suy nghĩ bình tĩnh đầy lý trí khi đối mặt với thế lực thú vật đơn thuần kia. Cô hầu gái chạy thoát khỏi kẻ tấn công vào nhà khóa cửa, nhưng tên kia đập tay vào nhau khiến hai con ngựa lồng lên chạy đi, mang theo vị thầy thuốc. Khi hai con ngựa phi đi, anh ta nghe thấy tiếng cửa nhà bị phá sập: cô gái sẽ không chống cự gì được, số phận cô do tên này định đoạt. Cuộc đời vị thầy thuốc giờ đây mất kiểm soát, và trong một giây cỗ xe của anh đã đến đứng trước cửa nhà bệnh nhân. Một người văn minh giờ đây bị khuất phục bởi những thế lực dã man mà anh ta đã giải phóng vì không chịu hiểu đặc tính của chúng.

Khi vị thầy thuốc vào phòng bệnh nhân, hai con ngựa đen đẩy cửa sổ mở ra thò đầu vào trong: chúng thống trị cảnh ấy. Bệnh nhân là một cậu bé, và gia đình cậu ta đứng nhìn vị thầy thuốc khám cho cậu. Thoạt tiên vị thầy thuốc nghĩ cậu ta hoàn toàn khỏe mạnh và tất cả đều bình thường. Phải nhìn lại lần nữa anh ta mới thấy sau rốt mọi thứ không bình thường: cậu trai kia bị một vết thương lớn ở bên sườn. Và giờ toàn bộ cảnh tượng này lao dốc xuống thành nghi lễ nguyên thủy khi gia đình bệnh nhân lột hết quần áo vị bác sĩ và đặt anh ta nằm lên giường cạnh cậu bé. Mê tín và những tập tục dân gian cổ xưa đột nhiên gạt sang bên tri thức y học hiện đại. Vị thầy thuốc vội chạy ra ngoài để tẩu thoát, vẫn trần truồng, tưởng rằng ngựa sẽ đưa mình về nhà ngay tắp lự, như khi chúng đưa anh ta đến. Thay vào đó, lũ ngựa lại đi với tốc độ sên bò, và giờ đây vị thầy thuốc hiểu ra hoàn cảnh tuyệt vọng của mình:

Thế này thì tôi sẽ chẳng bao giờ về được đến nhà; phòng khám đang ăn nên làm ra thế là đi tong; thằng kế nhiệm sẽ chiếm mất, nhưng chẳng ích gì đâu vì hắn sẽ không thay thế được tôi; cái thằng coi ngựa kinh tởm kia thì quần thảo phá nát nhà tôi; Rosa trở thành nạn nhân của hắn; tôi không thể nghĩ đến chuyện này. Trần truồng, phơi ra sương giá vào cái lúc khốn khổ nhất hạng trong mọi lúc, với cái xe trần tục còn ngựa thì phi lý, tôi là một lão già đi loạng choạng… Bị lừa! Bị lừa! Lỡ một lần đi theo tiếng chuông lừa mị của cái chuông đêm ấy thì thôi hết đường sửa chữa.

“Một thầy thuốc nông thôn” là một câu chuyện có tác động lớn về những luồng sóng ngược liên tục của những thế lực trong đời sống con người mà lý tính không thuần phục hoàn toàn được, và luôn dọa sẽ chiếm quyền kiểm soát. Lý tính của vị thầy thuốc đã làm cho anh ta mù lòa trước lớp sóng dội này, và vì thế anh ta hành động khinh suất, không hiểu ra được tình thế thực sự nguy hiểm đến thế nào.

Đối diện với thứ có vẻ là những câu chuyện gây hoang mang bối rối, độc giả và nhà phê bình thường trốn vào cái ý tưởng rằng những chuyện này không thể hiểu như những chuyện khác được, hoặc là có thể hiểu được theo nhiều cách khác nhau, hay thậm chí chúng giống như những giấc mơ. Câu trả lời đơn giản cho thái độ từ bỏ việc đọc để hiểu này là: nếu thứ gì đó có thể có nghĩa là bất cứ gì thì nó chẳng có nghĩa gì cả. Hậu quả không thể tránh khỏi của cái ý niệm rằng Kafka có thể có nghĩa là bất cứ gì là một lối suy đoán siêu hình cực kỳ lộn xộn không có chút căn cứ gì trong những thứ mà ông đã thực sự viết ra. Nhưng thay vì mơ hồ và vô định, các câu chuyện của Kafka thật ra là những nghiên cứu chủ đề tập trung cực kỳ chặt chẽ.

Một cách tẩu thoát khác để khỏi phải hiểu Kafka viết về cái gì là cái ý tưởng hủy diệt rằng tác phẩm của ông chỉ ghi chép lại nỗi tuyệt vọng của ông với đời sống hiện đại; việc này, có vẻ như, giải thích cho sự u ám và nghịch dị tràn ngập khắp tác phẩm. Nhưng, ngược lại, rất nhiều người đã tường thuật lại rằng Kafka thường cười phá lên khi đọc tác phẩm của mình: ông không hề thấy nó u ám, và không có lý do gì chúng ta nên thấy như vậy cả. Có những yếu tố nghịch dị nhất định ở Kafka thật đấy, nhưng đây là sự nghịch dị của người vẽ tranh biếm họa. Biếm họa bóp méo hiện thực của một khuôn mặt, chẳng hạn, để nó có thể tô đậm thêm những đường nét nổi bật và thú vị nhất. Tương tự như thế, cái con vật mà Gregor trở thành trong “Hóa thân” là bức biếm họa về mối quan hệ của anh với gia đình mình, và còn có rất nhiều những trường hợp khác trong tác phẩm của ông.

Thay vì bị thống trị bởi sự u ám ủy mị, tác phẩm của Kafka là lời bình luận đầy tính trí tuệ và dí dỏm về những khía cạnh cá biệt của đời sống con người – chủ yếu là sự điên rồ của con người. Nếu thế giới của Kafka có vẻ quái đản, thì đó là bởi vì các nhân vật của ông thường hoang mang trong một thế giới hậu Khai sáng. Cứ như thể họ vẫn chưa học được cách phải làm gì với lý tính. Con vật trong “Cái hang” khăng khăng rằng quyền lực của lý tính phải thắng thế, nhưng lại không thể ngăn được chính mình cứ liên tục dệt nên những mạng lưới biện luận mới mà chỉ càng làm cho nó bối rối và mất định hướng. Viên đạc điền trong Lâu Đài làm cho mình kiệt quệ khi cố hiểu cái tổ chức không thể nào hiểu được theo cách mà anh ta muốn hiểu nó. Gtrong “Lời tuyên án” bày ra hàng loạt những biện luận phức tạp mà anh ta dùng không phải để hiểu thế giới, mà để làm vũ khí phòng bị và tấn công, thứ vũ khí chừa lại cho những người không còn có thể dùng cây chùy để dàn xếp mọi việc.

Trong lịch sử ý tưởng và đạo đức, phong trào Khai sáng là một bước ngoặt, một sáng kiến rõ ràng nhằm làm cho đời sống con người trở nên tương đối khác biệt với trước đây, và còn tương đối tốt đẹp hơn. Nhưng trong tiến trình tiến hóa của loài người, không có điểm ngoặt nào tương tự cả, không có thời điểm nào mà chúng ta đột nhiên trở nên khác đi. Chính cái sự không nhất quán đó là thứ mà phần lớn bình luận dí dỏm của Kafka tập trung vào – và có lẽ chính là thứ mà ông đưa ra cười nhạo.

John M. Ellis

Alicia Oanh Le, Zét Nguyễn dịch

Bản gốc tại: https://www.newcriterion.com/issues/2018/11/how-to-read-kafka-part-ii

Các đoạn trích lấy theo bản dịch của Nguyễn Văn Dân trong Tuyển tập tác phẩm Franz Kafka, Đông Tây, 2003.

Các đoạn trích lấy theo bản dịch với tiêu đề “Vô địch nhịn ăn” của Nguyễn Văn Dân trong Tuyển tập tác phẩm Franz Kafka, Đông Tây 2003.

Các đoạn trích lấy theo bản dịch Vụ án của Lê Chu Cầu, Nhã Nam, 2018.

Xem thêm: Pressure Là Gì – Nghĩa Của Từ Pressure

Các đoạn trích lấy theo bản dịch với tiêu đề “Trại lao cải” của Nguyễn Văn Dân trong Tuyển tập tác phẩm Franz Kafka, Đông Tây 2003.

Chuyên mục: Hỏi Đáp